Thiết Kế Nội Thất Bắc Âu - Scandinavian | CAPRI LUXURY HOME
SCANDINAVIAN LÀ GÌ? NGUYÊN TẮC KHI THIẾT KẾ PHONG CÁCH NỘI THẤT BẮC ÂU
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều phong cách nội thất được các gia chủ lựa chọn để ứng dụng trong ngôi nhà của mình. Một trong những phong cách đó phải kể đến phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu (hay còn gọi là phong cách Scandinavian).
Phong cách này mang đến không khí ấm cúng nhưng cũng không kém phần sang trọng cho căn nhà. Hãy cùng CAPRI LUXURY HOME tìm hiểu kỹ hơn về phong cách nội thất Bắc Âu, và lối thiết kế Scandinavian này có thích hợp để thiết kế căn hộ tại Việt Nam hay không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Phong cách Scandinavian là gì?
Phong cách Scandinavian hay còn gọi là phong cách Bắc Âu được bắt nguồn từ tên gọi của một địa danh ở Bắc Âu là bán đảo Scandinavia, nó bắt nguồn từ thế kỷ 20 rồi lan truyền mạnh mẽ vào những năm 50 tại khắp các quốc gia Bắc Âu. Bán đảo này được bao quanh bởi biển Baltic, biển Bắc, biển Na Uy thuộc Đại Tây Dương và biển Barents thuộc Bắc Băng Dương.
Phong cách Bắc Âu (phong cách Scandinavian) là sự kết hợp giữa 3 yếu tố là đơn giản – thẩm mỹ – công năng sử dụng. Phong cách này hướng tới vẻ đẹp hiện đại, tinh tế, đơn giản, ấm cúng nhưng vẫn hòa hợp với thiên nhiên. Nó đã dần trở thành một nguồn cảm hứng bất tận của mọi kiến trúc sư trên thế giới.
Phong cách này chính là sự kết hợp của vẻ đẹp, sự tối giản và tiện dụng. Phong cách này được ưa chuộng bởi sự giản dị, ấm áp và không gian đầy sự thông thoáng, rộng rãi.
Màu sắc: Nội thất Bắc Âu (hay còn gọi Scandinavian) sử dụng màu trắng làm chủ đạo kết hợp thêm các màu sắc khác như: Kem, đen, xám nhẹ, xanh ngọc,…
Các vật liệu phổ biến là: gỗ tự nhiên, da, lông thú.
Họa tiết trang trí cũng rất đơn giản như kẻ sọc, kẻ caro hay các họa tiết hình học lấy cảm hứng từ các dân tộc trên thế giới. Cây xanh hay lò sưởi cũng là những họa tiết trang trí đặc trưng của phong cách này.
Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu (phong cách thiết kế nội thất Scandinavian)
Có 3 đặc điểm nổi bật trong ngôi nhà theo phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu (Scandinavian) mà thu hút được nhiều khách hàng lựa chọn phong cách này bởi: Thứ nhất đó là sự tối giản trong đồ nội thất nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi khi sử dụng. Thứ hai đơn giản và cuối cùng đó chính là trong thiết kế mà phong cách này mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thư thái.
Để có thể tạo được những đặc trưng này thì đòi hỏi người kiến trúc sư phải thực sự có tầm và gu thẩm mỹ cao để phối hợp được tất cả màu sắc, ánh sáng, tỷ lệ không gian, chất liệu, hoa văn và họa tiết trong thiết kế của mình.
Hiểu được phong cách Bắc Âu (thiết kế theo phong cách Scandinavian) sẽ giúp bạn dễ dàng biết được lý do tại sao phong cách thiết kế này được ưa chuộng tới vậy. Những bức tường màu trắng mang lại cảm giác mở rộng không gian, rộng rãi, thông thoáng cho căn phòng.
Trong một nhịp sống vội vã của xã hội ngày nay. Cùng với sự chật chội, thiếu thốn không gian ở các thành phố lớn khiến cho con người khao khát được ở trong một không gian nhẹ nhàng, thư thái. Đặc biệt đối với các ngôi nhà, chung cư ở thành phố lớn có không gian nhỏ hẹp, chật chội thì việc ứng dụng thiết kế phong cách Scandinavian là một lựa chọn lý tưởng. Và phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu (Scandinavian) có thể giúp bạn đạt được những mong muốn đó.
Một số mẫu thiết kế theo phong cách nội thất Bắc Âu (Scandinavian)
Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu (hay còn gọi phong cách Scandinavian) sẽ giúp không gian sống của bạn có được sự ấm cúng và thoải mái nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế nội thất theo phong cách này thì bạn hãy liên hệ với CAPRI LUXURY HOME để nhận được tư vấn tốt nhất.
Tại CAPRI LUXURY HOME, nhà thiết kế của chúng tôi với nhiều năm trong nghề thiết kế nội thất chắc chắn sẽ mang đến không gian sống đích thực cho quý khách hàng.
CAPRI LUXURY HOME tự hào là đơn vị thiết kế - thi công nội thất cho nhiều công trình hạng sang. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
-Hotline: 0942.56.9933
-Địa chỉ: Showroom 1: 39 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
Showroom 2: 262 đường Bưởi,Ba Đình,Hà Nội
Xem thêm phong cách nội thất MINIMALISM